TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Như chúng ta đã biết Tai nạn thương tích (TNTT) là những tai nạn xảy ra bất ngờ, khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh ví dụ như : ngã gãy xương, bỏng , đuối nước, điện giật, tai nạn giao thông , ngộ độc thực phẩm …
1. Một số biện pháp phòng chống TNTT
Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường, yêu cầu Giáo viên cũng như học sinh, cha mẹ học sinh có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau

Phòng ngã gãy xương :
+ Không chạy nhảy, đùa nghịch; không gây gổ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su….. chú ý tuyệt đối không leo trèo cao dễ bị té ngã,có thể dẫn đến chấn thương , cấm các em không được chạy đuổi nhau trên sân trường, khiến các em bị va vào nhau rồi đập đầu vào cây, vào tường ,ngã gây ra các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.rất nhiều bạn đã bị rách trán, trầy xước mặt mũi chân tay vì chạy ngã .
+ Không xô đẩy nhau gần khu vực lan can, không leo trèo cây, đu cột gôn sân thể dục.
+ Trong giò ra chơi chúng ta nên lên thư viện đọc sách, hay chơi các trò chơi dân gian như nhảy dây, đá cầu, ô ăn quan…
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….
+ Không tụ tập trước cổng trường
+ Đi xe đạp không đi hàng hai hàng ba, đi đúng làn đường dành cho mình. Đi vào phía bên phải, không phóng nhanh vượt ẩu.
1.3 Phòng tránh bỏng:
+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện, không chơi đùa quanh khu chế biến, nấu ăn, các thùng vôi, thùng hóa chất, phích nước.
1.4 Phòng tránh đuối nước:
+ Không tắm sông, ao, hồ, không chơi gần khu vực bờ ao, không bơi khu vực nước sâu nguy hiểm, tất cả chúng ta nên học bơi để giảm nguy cơ đuối nước …
1.5 Phòng ngừa điện giật
+ Không cắm bất cứ vật gì vào ổ điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn.
+ Khi cắm điện/ bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép.
+ Không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện hay cột điện
+ Không thả diều gần đường dây điện hoặc trạm biến áp
+ Nhìn kĩ đường dây điện phía trên trước khi quyết định leo lên một cái cây nào đó vì điện có thể truyền qưa nhánh cây khiến trẻ bị giật .
1.6 Cách phòng tránh Động vật cắn : Ong đốt, rắn cắn, chó mèo cắn…
+ Các em không được nghịch tổ ong, không trêu chọc chó mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn,
+ Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu đi vào ban đêm để phòng rắn cắn
+ Không chêu chó , không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.
+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.
1.7 Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
+ Nên ăn chin uống sôi, , không nên ăn quà vặt, thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng.
Qua buổi tuyên truyền hôm nay cô đã cung cấp cho các em một số kiến thức về phòng chống TNTT để các em có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT góp phần tạo nên một ngôi trường lành mạnh, an toàn cho các em vui chơi, học tập.
Vì hạnh phúc của mọi gia đình, vì tương lai của con trẻ, thông qua hoạt động này tôi hy vọng và mong muốn nhà trường cũng như toàn thể cán bộ giáo viên quan tâm hơn nữa đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khỏe học sinh
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy, cô giáo và toàn thẻ các em học sinh một tuần làm việc, học tập hiệu quả!
Tin bài: nhân viên y tế Trần Thị Nguyệt