TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM
Các bạn học sinh thân mến ! Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi các bạn học sinh cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... thì nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Nhiều vụ trẻ em đuối nước thương tâm do sự bất cẩn của người lớn.
1. Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
2. Làm gì để phòng tránh đuối nước?
- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ.
- Không chơi ở những nơi gần sông, hồ khi không có người lớn.
- Không tắm bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối.
- Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.
- Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
- Phải khởi động trước khi xuống nước.
- Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
- Ngoài ra trong nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho học sinh như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.
.jpg)
3. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước?
- Đuối nước có thể gây tử vong nhanh chóng cho nạn nhân nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời. Việc sơ cứu phải được tiến hành khẩn trương, ngay lập tức và đúng kĩ thuật
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm ném phao có buộc dây thừng…. và kéo nạn nhân vào bờ một cách an toàn, có thể ném một sợi dây dai, chắc… từ bờ để nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên…
- Đặt nằm chỗ thoáng khí.
- Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực. nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngừng thở, hãy thổi ngạt cho nạn nhân. Người cứu ngửa mặt hít một hơi dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thối vào trong khoảng 2 giây, thổi 2 lần liên tiếp. Chú ý trong khi thổi ngạt phải bịt chặt mũi nạn nhân lại.
- Sau 2 nhịp thổi ngạt đầu tiên, nếu không thấy mạch đập phải nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/3 dưới của xương ức, mỗi lần lún xuống khoảng 3-5cm, 15lần ép tim 2 lần thổi ngạt, tần số ép tim là 80-100 lần/phút). Nếu nạn nhân thở lại được cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
- Mùa hè đến, các em được nghỉ hè thời gian vui chơi nhiều, đồng thời cũng là mua mưa lũ, mùa du lịch, vậy tôi mong rằng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn nữa đến tai nạn thương tích trong dịp hè của con em mình, đặc biệt công tác phòng chống đuối nước để các cháu có kỳ nghỉ hè thực sự an toàn và bổ ích sau một năm học, Qua bài tuyên truyền này tôi đề nghị các thầy giáo , cô giáo các bậc phụ huynh hướng dẫn các em học sinh thực hiện tốt cách phòng chống đuỗi nước cho các em học sinh
- Đối với các em học sinh thực hiện tốt cách phòng chống đuối nước cho mình và tuyên truyền cho cộng đồng cùng nhau thực hiện tốt.
Nhân viên y tế: Trần Thị Nguyệt